

Top 10 nền tảng dropshipping tốt và uy tín nhất 2021
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về xu hướng kiếm tiền online phổ biến nhất 2021 thì chắc chắn bạn đã biết đến hình thức kinh doanh với Dropshipping – một hình thức kiếm tiền online hiệu quả và đầy tiềm năng.
Ở bài viết này mình sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Top 5 nền tảng dropshipping uy tín và nổi tiếng tại Việt Nam
Dropshipping là gì?
Dropshipping hay dropship là một thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Hiểu đơn giản hơn thì bạn là người bán hàng nhưng không cần phải lưu trữ hàng hóa trong kho và cũng không cần phải vận chuyển đến tay khách hàng. Tất cả những công việc đó sẽ được phụ trách bởi nhà cung cấp. Những gì bạn phải làm là tập trung marketing sản phẩm, chăm sóc khách hàng, khi có đơn hàng thì báo cho nhà cung cấp để đơn được đóng và đẩy đi nhanh nhất.
Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa giá của bên cung cấp và giá mà bạn quyết định bán cho khách hàng sau khi chi phí vận chuyển đã được thanh toán. Trong quá trình này bạn chính là một Dropshipper.
Nền tảng Dropshipping là gì?
Nền tảng Dropshipping được hiểu là kênh trung gian hoàn toàn miễn phí giúp người bán hàng có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng với các nguồn hàng và liên hệ với nhà cung cấp để trở thành Dropshipper. Đẩy hình ảnh sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, webstore.. một cách thuận lợi, sử dụng dịch vụ vận chuyển của nhà cung cấp để đơn hàng nhanh chóng đến tay vị khách hàng của bạn.
Hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều nền tảng Dropshipping giúp việc kết nối các Dropshipper với các nhà cung cấp hay nhà sản xuất sản phẩm được diễn ra dễ dàng, thuận lợi. Dưới đây là Top 5 nền tảng Dropshipping phổ biến nhất tại Việt Nam.
Top 5 nền tảng dropshipping tại Việt Nam
1. Fori Center
Fori Center – cộng đồng kinh doanh thực chiến với chín ngách sản phẩm khác nhau trải dài trên đa lĩnh vực, được phát triển bởi các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong: Đào tạo, Marketing, Kinh doanh, ADS,…
Tham gia vào cộng đồng này, bạn có cơ hội được học hỏi từ những đồng nghiệp đã rất thành công, những người làm việc và khởi nghiệp online, kiếm được thu nhập từ vài chục đến cả vài trăm triệu mỗi tháng, và cũng từ đó bạn có tiềm năng phát triển bản thân rất lớn.
Vào đầu năm 2020, Fori Center đã phát triển thêm một mảng hoàn toàn mới tại Việt Nam, đó là Dropshipping hỗ trợ tối đa đến các Dropshipper của họ.
Fori Center xây dựng theo mô hình kết nối giữa người bán (Dropshipper) và các nhà cung cấp (chủ yếu là trong nước). Fori Center đã trở thành một nền tảng Dropshipping rất lớn, tính đến tháng 2 năm 2021 số lượng thành viên của họ đã chạm mốc 20.000 thành viên và chưa có dấu hiệu dừng lại. Fori Center đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng.
2. Netsale
Netsale là nền tảng Dropshipping hoàn toàn miễn phí giúp kết nối trực tiếp giữa người bán hàng (Dropshipper) với các nhà cung cấp. Từ đây, người bán có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm và đẩy hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử đã liên kết với Netsale, phối hợp với nhà cung cấp để vận chuyển đơn hàng đến tận tay các khách hàng của họ.
Netsale mong muốn gây dựng nên một hệ sinh thái thương mại điện tử và bán hàng xuyên biên giới hoàn thiện nhất. Không chỉ ở trong nước, Netsale đã mở rộng mô hình của mình ra bên ngoài biên giới. Phát triển kết nối với các sàn thương mại điện tử ngoài nước và các nền tảng hỗ trợ bán hàng Shopify, Haravan, Sapo, …giúp bạn dễ dàng bán hàng đa kênh và mở rộng kinh doanh ra bất kỳ thị trường nào mà không có giới hạn.
Netsale luôn không ngừng sáng tạo và cải tiến, mang đến nhiều tiện ích cho cộng đồng người bán hàng Việt Nam. Sáng suốt trong kiến tạo những giá trị mới, khác biệt cho khách hàng và đối tác. Phát triển nền tảng hỗ trợ hàng đầu, tiện ích để thúc đẩy bán hàng xuyên biên giới, phục vụ thị trường 600 triệu dân tại Đông Nam Á và mang lại cơ hội kinh doanh thương mại điện tử không giới hạn cho các nhà kinh doanh online trong nước bán hàng đi quốc tế dễ dàng, cạnh tranh hơn.
3. HiDropship
HiDropship được đánh giá là một nền tảng khá mới nhưng không vì thế mà trở nên kém phổ biến. HiDropship là một nền tảng đa kênh thương mại điện tử, ở đây, bạn có thể chủ động tìm kiếm sản phẩm, đồng bộ đa kênh bán hàng và tạo thu nhập. Với nguồn hàng ở Việt Nam bạn hoàn toàn có khả năng tiếp cận nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
4. Printub
Printub được thành lập vào tháng 5 năm 2017, là nền tảng cung cấp dịch vụ in theo yêu cầu kết hợp với mô hình dropshipping đầu tiên và duy nhất đến hiện tại dành cho người Việt.
Đến nay, Printub đã có hơn 12.000 người đăng ký tham gia, nhiều bạn trẻ tạo được nguồn thu nhập tương đối tốt và đều đặn trong mảng kinh doanh thời trang này.
Người tham gia vào nền tảng này có thể tạo ngay chiến dịch với sản phẩm muốn thiết kế, tùy chỉnh sản phẩm, tùy chỉnh thiết kế, định giá bán cho sản phẩm, hoàn thành thông tin và khởi chạy chiến dịch.
Sau đó, người tham gia sử dụng hình ảnh sản phẩm để quảng bá thông qua các kênh truyền thông của mình như Facebook, TikTok, Youtube, sàn TMĐT,… và tạo đơn hàng trên Printub khi có đơn hàng phát sinh.
Về cơ bản, Printub giúp mọi người tự tạo mẫu sản phẩm với thiết kế tùy chỉnh và bán như một hình thức kinh doanh để thu về lợi nhuận mà không cần trả phí, quy trình đơn giản và hạn chế mọi rủi ro.
5. PingGO
PingGo-một nền tảng mới gia nhập nhưng đã thu hút được cộng đồng lên tới 8000 thành viên và vẫn liên tục tăng lên về số lượng. Được phát triển bởi Adflex, đây là mô hình Affiliate kết hợp Dropshipping đầu tiên tại Việt Nam. Đa dạng sản phẩm Mẹ và Bé, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, đồ tiêu dùng.
Vì sinh sau đẻ muộn nên PingGo đã kế thừa được những tinh hoa cũng như khắc phục điểm chưa hợp lý của các nền tảng trước đó. Cũng giống như Netsale hay Fori Center, bạn có thể quảng bá sản phẩm theo cách mà bạn muốn, sau khi có đơn đặt hàng, bạn truy cập vào PingGo và đặt đúng sản phẩm đó, việc đóng hàng và vận chuyển sẽ do PingGo chịu trách nhiệm.
Với những đặc điểm nổi bật như: sản phẩm chính hãng đến từ các thương hiệu nổi tiếng; mức chiết khấu cao, hấp dẫn; được training bài bản, chuyên nghiệp; có đội ngũ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc 24/7; phát triển app cho IOS và Android giúp công việc được thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn. Cộng đồng PingGo đang ngày càng lớn mạnh và có khả năng cao trong thời gian tới PingGo sẽ phát triển vươn ra thị trường thế giới.
Tham khảo: 16 nền tảng Dropshipping thời trang uy tín nhất hiện nay
Top 5 sàn thương mại điện tử giúp bạn kiếm tiền bằng dropshipping
Đi theo cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại thương mại điện tử (TMĐT) được gọi là một hình thức kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay. Nó mang lại nguồn traffic khổng lồ và gần như miễn phí. Bạn có thể kiếm được một nguồn thu nhập từ đây nếu biết tận dụng nó vào các chiến lược kinh doanh của mình. Bạn muốn kiếm tiền với sàn TMĐT, việc áp dụng mô hình Dropshipping chính là một bước đi thông minh và an toàn. Dưới đây là những cách giúp bạn tăng thu nhập từ TMĐT.
Sàn TMĐT tại Việt Nam và thế giới có rất nhiều. Tuy nhiên, 5 nền tảng mà mình giới thiệu dưới đây được xem như là đại diện điển hình, những nền tảng tiêu biểu nhất nếu xét về yếu tố quy mô, doanh thu cũng như tốc độ phát triển.
1. Shopee
Thông tin tổng quan
Dựa trên số liệu tính đến tháng 11/2020, Shopee đã giữ vị trí đứng đầu về lượng truy cập suốt 9 quý liên tiếp, chiếm hơn 50% tổng số lượt truy cập của tất cả các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Theo đó, lượng truy cập website trung bình mỗi tháng của Shopee đạt 62,7 triệu lượt.
Kiếm tiền theo mô hình Dropshipping trên sàn TMĐT Shopee đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người kinh doanh online. Việc Shopee sở hữu một lượng truy cập quá lớn như vậy sẽ giúp bạn giới thiệu được sản phẩm đến với những nhóm khách hàng tiềm năng thuận lợi hơn. Mô hình Dropshipping này tại Shopee có một số ưu, nhược điểm được liệt kê sau đây.
Ưu điểm
- Lượng truy cập lớn: Đây chắc chắn phải là ưu điểm đầu tiên được nhắc đến. Nếu bạn có khả năng tối ưu hóa gian hàng của mình đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn cho các hoạt động marketing, quảng cáo sản phẩm. Và một trong những cách để thu được lượng tương tác lớn từ khách hàng đó là tham gia vào các chương trình khuyến mãi mà Shopee thường xuyên tổ chức.
- Dễ dàng bắt đầu: Bạn có thể bắt đầu một cách dễ dàng công việc của mình Nếu có dịp trải nghiệm tại Tiki hay Amazon, bạn sẽ thấy được sự khác biệt này. Chỉ mất vài phút, bạn đã có thể sở hữu ngay cho mình một gian hàng trên Shopee và không phải trải qua những bước quá phức tạp. Shopee luôn có những chú thích cần thiết giúp bạn được giải đáp thắc mắc tức thì.
- Hỗ trợ nhiều hình thức: Shopee cho phép người bán cung cấp hàng hóa cho khách hàng dưới hai dạng: Một là có thể giao ngay khi hàng có sẵn và hai là hàng order. Việc Shopee đưa ra nhiều lựa chọn sẽ tạo điều kiện thuận lợi nếu như bạn có ý định kiếm tiền với sàn TMĐT Shopee bằng việc Dropship hàng từ nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc về Việt Nam.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, kiếm tiền với sàn TMĐT Shopee cũng tồn tại một số nhược điểm sau đây.
- Cạnh tranh cao: Do bắt đầu dễ dàng, nhiều người chọn cho mình sự bắt đầu ở shopee nên tính cạnh ở sàn TMĐT này được đánh giá là cực lớn. Nếu bạn là một Dropshipper nhỏ lẻ việc bạn dễ dàng bị mờ nhạt, mất phương hướng kinh doanh là chuyện sớm muộn nếu như không tạo được cho mình một chiến lược phát triển phù hợp. Ví dụ một số shop có chương trình khuyến mãi đặc biệt nhằm thu hút khách hàng, họ sẵn sàng để giá sản phẩm chỉ vài ngàn đồng. Với cách thức “mồi” này họ kiếm được hàng trăm nghìn lượt mua và nhanh chóng leo lên top đầu tìm kiếm. Vì vậy, nếu bạn tham gia thì khó có thể cạnh tranh và giành được vị trí cao so với những shop đó.
Tính cạnh tranh cao với các shop có lượt mua lên tới hàng trăm nghìn lượt.
- Biên lợi nhuận mỏng: Khi phải đối diện với sự cạnh tranh lớn như vậy, tâm lí của những người bán hàng mới gia nhập là phải giảm giá, cạnh tranh bằng những mức giá thấp nhất có thể để lấy được sự quan tâm của những khách hàng đầu tiên. Vậy nếu bạn không có sự tính toán kỹ lưỡng về vấn đề này, rất có thể chi phí (ví dụ là phí giao dịch với Shopee) sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của bạn.
- Các nạn chơi xấu: Một “tệ nạn” chơi xấu ở Shopee sẽ khiến bạn phải khá đau đầu. Điều này có thể đến từ hai phía là khách hàng và đối thủ. Bạn có thể bị khách boom hàng không nhận. Nguy hiểm hơn là bạn bị các đối thủ cạnh tranh chơi xấu, bị đặt đơn ảo và bị họ báo cáo xấu shop của bạn lên đội ngũ vận hành của Shopee, lỗi này rất dễ khiến bạn bị dính điểm “sao quả tạ”. Vẫn có cách để giúp bạn “minh oan” nhưng sẽ rất mất thời gian và dưới góc độ kinh doanh, người thiệt hại vẫn chỉ là bạn.
Vậy kiếm tiền với sàn Shopee phù hợp với những đối tượng nào?
Trên thực tế, ai cũng có thể bắt đầu được với Dropshipping trên Shopee. Tuy nhiên với những đặc thù của công việc, hai đối tượng sau đây được cho là phù hợp hơn cả.
- Thứ nhất, những người mới bắt đầu kinh doanh: Nếu bạn mới tập tành kinh doanh thì Shopee chính là sự lựa chọn đúng đắn. Ở Shopee ngoài sự dễ dàng gia nhập bạn còn có thể vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm.
- Thứ hai, những người mở rộng kênh bán: Nếu bạn là một Dropshipper lâu năm việc mở rộng kinh doanh ở Shopee sẽ là một hướng phát triển đúng đắn.
Nếu bạn có ý định bắt đầu, bạn có thể tham khảo quy trình kiếm tiền với sàn TMĐT Shopee bằng Dropshipping để hiểu hơn nhé.
2. Tiki
Thông tin tổng quan
Sàn TMĐT lớn thứ hai tại Việt Nam là Tiki. Ở Tiki có hai mô hình ODF và Dropshipping. So với Shopee, Tiki có thế mạnh hơn về khâu vận chuyển và xử lý đơn hàng, tuy nhiên ở sàn này cũng tồn tại những rào cản riêng mà không phải bất kì ai cũng có thể tham gia.
Ưu điểm
- Chất lượng người bán: Tiki kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu và của người bán, nếu như ở Shopee ai cũng có thể đưa mặt hàng của mình lên bán thì ở Tiki có sự quy định rõ ràng và nghiêm khắc về quyền và trách nhiệm của chủ shop và Tiki. Sẽ vẫn có rủi ro nhưng so với Shopee, NB ở Tiki sẽ được bảo vệ hơn nhiều.
- Vận chuyển: Sau hơn 7 năm có mặt trên thị trường, Tiki nổi bật lên với chất lượng dịch vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp và độ tin cậy cao. Họ thu hút khách hàng bằng cách tạo ra những chương trình giao hàng nhanh chóng chỉ trong 2 giờ, chương trình này cũng có ở Shopee nhưng không được phổ biến bằng.
Nhược điểm
- Đăng ký phức tạp: Tiki là một nền tảng không phổ biến cho những người bán là cá nhân nhỏ lẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc hoặc bạn phải đăng ký dưới danh nghĩa một doanh nghiệp và phải thực hiện các thủ tục về pháp lý khá phức tạp. Việc bạn thường xuyên nhận được yêu cầu cung cấp các giấy tờ về nguồn gốc hàng hoá là điều bình thường.
Quy trình thực hiện đăng ký bán hàng trên Tiki
- Không đa dạng sản phẩm: Sự kiểm soát chặt chẽ sẽ là rào cản lớn cho những người bán gia nhập vào thị trường Tiki, vì vậy mà hàng hóa ở Tiki có phần khá “nghèo nàn”. Nó không quá đa dạng như Shopee hay các đối thủ khác.
Kiếm tiền với sàn TMĐT Tiki phù hợp với những đối tượng nào?
Với những điều được nêu ở trên, nếu bạn kinh doanh với tư cách là một cá nhân nhỏ lẻ thì việc bắt đầu kinh doanh trên sàn này là không phù hợp và càng không thể thành công khi làm một Dropshipper.
Trong điều kiện bạn là một xưởng sản xuất, hay là một nhà buôn, bạn đã có sản phẩm. Lúc này, Tiki sẽ tạo điều kiện giúp bạn đưa sản phẩm của mình đến với nhiều khách hàng tiềm năng thông qua kênh quảng bá của họ.
3. Lazada
Thông tin tổng quan
Lazada là cái tên thứ ba được nhắc đến trên danh sách sàn TMĐT nổi tiếng ở Việt Nam. Lazada cũng hỗ trợ hai hình thức kiếm tiền với sàn TMĐT này là Affiliate Marketing và Dropshipping.
Ưu điểm
Bắt đầu kinh doanh trên Lazada cũng khá đơn giản cho việc hoàn thành thủ tục đăng ký, quan trọng là ai cũng có thể tham gia. Cho dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp, Lazada đều cho phép và chào đón bạn đến với sàn TMĐT của họ.
Nhược điểm
Nếu ở Shopee những người bán phải cạnh tranh với nhau một cách quyết liệt, thì khi bạn gia nhập là một người bán của Lazada bạn sẽ phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là “ông lớn” Shopee. Rõ ràng đây là một điều không dễ dàng. Thêm vào đó, Shopee còn có lượng truy cập cao bằng tất cả các sàn TMĐT khác cộng lại việc này sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn rất nhiều và là trở ngại lớn trong việc tiếp cận được khách hàng của mình.
Kiếm tiền với sàn TMĐT Lazada phù hợp với những đối tượng nào?
Với những ưu điểm và nhược điểm nêu trên, Lazada phù hợp hơn cho những người mới tham gia kiếm tiền online bằng hình thức dropship về cơ bản là chỉ để học hỏi kinh nghiệm, va chạm với thị trường TMĐT. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm về nó trước khi bạn quyết định bắt đầu.
Sàn TMĐT thế giới
Khi mới bắt đầu tham gia vào Dropshipping lời khuyên chân thành là chúng ta nên bắt đầu với các sàn TMĐT trong nước trước. Một phần vì nó bắt đầu khá đơn giản, một phần vì nó cho phép bạn nhiều cơ hội hơn để “sửa sai”. Đối với sàn TMĐT ở nước ngoài thì sự khởi đầu lại không hề đơn giản như vậy, ngay cả việc tạo tài khoản để bán bạn cũng sẽ phải chịu sự đòi hỏi từ phí sàn. Họ có yêu cầu cao trong việc giám sát và kiểm duyệt đối với những người bán hàng của mình.
Do đó, có thể nói môi trường này hướng đến những cá nhân đã gặt hái được nhiều thành công ở những sàn trong nước muốn vươn ra thị trường thế giới. Nếu như bạn đã có đủ bản lĩnh, hãy cùng mình tìm hiểu những sàn TMĐT nước ngoài có gì đặc biệt trước khi bắt đầu nhé.
4. Amazon
Thông tin tổng quan
Amazon là một sân chơi lớn mà rất nhiều người trong chúng ta đã nghe tới và muốn tham gia. Nếu lượng truy cập của Shopee đã khiến bạn ngạc nhiên thì bạn sẽ thực sự phải trầm trồ với Amazon vì nó lớn hơn gấp nhiều lần. Không chỉ thế, Amazon còn hướng đến nhiều thị trường khác nhau như một hình thức tối đa hoá trải nghiệm khách hàng với dịch vụ của họ.
Amazon hỗ trợ đầy đủ các mô hình phổ biến hiện nay như Affiliate Marketing, Dropshipping… Thú vị hơn bạn còn có thể nhập và bán hàng xuyên biên giới thu về mức lợi nhuận cao.
Ưu điểm
- Lượng truy cập lớn: Theo dữ liệu được thống kê từ Bloomberg năm 2018, lượng truy cập tại Amazon bằng 6 trang TMĐT khác (gồm eBay, Walmart, Target, Best Buy, Macy’s và Costco) cộng lại. Amazon là trang web mua sắm đứng đầu ở Mỹ. Tính đến hiệu quả kinh doanh, Amazon đã bỏ xa hàng loạt đối thủ của mình, mỗi 1USD mua sắm trên TMĐT, Amazon chiếm gần 50 cent.
- Đa dạng hàng hoá: Mọi thứ bạn cần hầu như đều có trên Amazon. Bởi có một nguồn hàng dồi dào là Trung Quốc được người bán rất chú trọng để cung cấp tới bạn.
Nhược điểm
- Cạnh tranh cao: Mức độ cạnh tranh trên Amazon vô cùng lớn. Nếu shop của bạn chỉ cần được ưu tiên hiển thị chức năng “Add to Cart” thôi là bạn cũng có thể tăng doanh thu cực lớn rồi. Đương nhiên, để làm được điều đó thì bạn phải có cuộc cạnh tranh khốc liệt với rất nhiều nhà bán khác.
- Nguồn vốn lớn: Việc kiếm tiền trên Amazon đòi hỏi bạn phải có nguồn vốn tương đối nhiều. Bởi bạn phải thanh toán tiền nhập hàng trước cho nhà cung cấp để hàng của bạn được chuyển đi. Bên cạnh đó số tiền bán được của bạn cũng sẽ bị giữ lại một thời gian điều này được quy định rõ ràng trong chính sách của Amazon và nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến dòng tiền của bạn.
5. eBay
Thông tin tổng quan
Dù có lượng truy cập không lớn bằng Amazon, nhưng kết quả của một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng người dùng có xu hướng dành nhiều thời gian trên eBay hơn là Amazon. Do đó, đây cũng là một thị trường tiềm năng cho những người làm Dropship.
Cũng giống như các nền tảng khác, những Dropshipper sẽ tìm kiếm nguồn hàng từ khắp nơi trên thế giới để đăng bán tại đây. Mặc dù được đánh giá là có phần dễ thở hơn so với Amazon trong khâu quản lý các shop nhưng bản thân bạn luôn phải cố gắng để chứng minh độ tin cậy của shop mình với eBay trước khi có thể bùng nổ với những phần doanh thu lớn.
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên được nhắc đến là có lượng truy cập lớn.Theo thống kê, eBay có lưu lượng truy cập lớn thứ 2 chỉ sau Amazon. Nó đạt hơn 500 triệu lượt truy cập hàng tháng từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2018. Con số này tại Việt Nam có Shopee mới chỉ đạt 62,7 triệu lượt truy cập (dữ liệu được cập nhật đến tháng 11/2020). Mặc dù không bằng được so với Amazon tuy nhiên nó cũng là niềm mơ ước của nhiều nền tảng sàn TMĐT tại Việt Nam rồi.
Nhược điểm
- Phí: Những khoản phí của eBay sẽ ảnh hưởng đến các shop lớn, còn nếu bạn chỉ là một nhà bán lẻ thông thường thì nó cũng không có tác động nhiều.
- Quy định: eBay có quy định khá chặt chẽ về việc chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm. Do đó, nếu bạn xác định kinh doanh thì hãy nên lưu ý đến vấn đề này.
3. Kết luận
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong về Top 5 nền tảng Dropshipping phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay và Top 5 sàn TMĐT “tai to mặt lớn” ở trong nước và quốc tế. Hi vọng những thông tin trên bạn đã có thể giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho bản thân mình. Chúc bạn sớm có được thành công với hình thức kiếm tiền với mô hình Dropshipping trên các sàn TMĐT .