

Meta Description là gì? Cách sử dụng Meta Description
Thẻ Meta Description trong HTML là đoạn mã 160 ký tự được sử dụng để tóm tắt nội dung của trang web. Công cụ tìm kiếm đôi khi sử dụng các đoạn mã này trong kết quả tìm kiếm để cho khách truy cập biết trang đó nói về cái gì trước khi họ nhấp vào nó. Bài viết này sẽ xem xét cách các công cụ tìm kiếm sử dụng Meta Description, các blog SEO hàng đầu nói gì về Meta Description & liệu họ có còn sử dụng chúng hay không và lý do tại sao bạn nên sử dụng chúng.
Cách Công cụ Tìm kiếm Sử dụng Meta Description
Các ví dụ tốt nhất về Meta Description và cách các công cụ tìm kiếm sử dụng chúng lại đến từ chính các công cụ tìm kiếm. Hãy cùng xem các Meta Description của Google cho người mới bắt đầu.
<meta name=”description” content=”Search the world’s information, including web pages, images, videos and more. Google has many special features to help you find exactly what you’re looking for.“>
Đoạn mô tả chính xác có 159 ký tự, bao gồm cả khoảng cách. Meta Description Google được hiển thị như sau trong ba công cụ tìm kiếm hàng đầu.
- Trên Google
- Trên Yahoo
- Trên Bing
Tuy nhiên, Google không tự liệt kê nó vào danh sách kết quả tìm kiếm khi bạn gõ “Công cụ tìm kiếm”, vì vậy, bạn phải tìm kiếm Google để xem kết quả. Và Google là nền tảng duy nhất cắt bỏ Meta Description. Mặc dù họ thừa nhận không phải lúc nào cũng sử dụng Meta Description như một phần của thuật toán xếp hạng Google, nhưng họ vẫn hỗ trợ Meta Description và biểu diễn chúng dưới dạng đoạn trích trong kết quả tìm kiếm.
Xem thêm: Backlink là gì? Làm thế nào để có thêm backlink chất lượng
Blog SEO hàng đầu nói gì về Meta Description
Bất kể họ có tính thứ hạng hay không, các blog SEO hàng đầu đều đề xuất sử dụng Meta Description. Trong loạt Tìm hiểu về SEO, SEOmoz cho rằng:
“Các thẻ Meta Description, mặc dù không quan trọng đối với bảng xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, nhưng cực kỳ quan trọng trong việc thu hút người dùng nhấp từ các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Những đoạn văn ngắn này là cơ hội để quảng cáo nội dung tới người tìm kiếm và cho họ biết chính xác trang đó có liên quan gì đến những điều họ đang tìm kiếm”.
Và trong bài 21 mẹo và kỹ thuật SEO cần thiết, Search Engine Land cho biết:
“Thẻ Meta Description không giúp bạn trong việc xếp hạng, nhưng nó thường xuất hiện dưới dạng đoạn văn bản trong bài viết của bạn, vì vậy nó nên bao gồm (các) từ khóa có liên quan và được viết để khuyến khích người tìm kiếm nhấp vào danh sách của bạn”.
Vậy các blog SEO hàng đầu có thực sự sử dụng Meta Description không? Câu trả lời là có hoặc không.
- SEOmoz sử dụng Meta Description trên trang chủ và trang sản phẩm của họ, nhưng không phải bài đăng trên blog của họ.
- Search Engine Land sử dụng Meta Description dài trên trang chủ của họ và đôi khi sử dụng chúng trên các bài đăng.
- Search Engine Watch sử dụng Meta Description dài trên trang chủ của họ, nhưng không phải trên bài đăng của họ.
- SEOBook không sử dụng Meta Description trên trang chủ hoặc bài đăng trên blog của họ, nhưng thi thoảng sử dụng nó trên trang nội bộ.
- Search Engine Journal sử dụng một Meta Description ngắn gọn trên trang chủ nhưng không dùng trên các bài đăng.
3 lý do tại sao bạn nên sử dụng Meta Description
Hầu hết những người làm SEO đều thắc mắc nếu Meta Description không được tính vào thuật toán xếp hạng, tại sao tôi nên sử dụng chúng? Câu trả lời rất đơn giản. Ngừng suy nghĩ về chúng như một yếu tố xếp hạng, và bắt đầu nghĩ về chúng như một yếu tố chuyển đổi. Dưới đây là một số lý do mà bạn nên sử dụng Meta Description trên trang web của bạn, bao gồm trang chủ, trang nội bộ, bài đăng trên blog,…
- Lý do 1: Từ khóa được in đậm trong kết quả tìm kiếm
Ngay cả khi từ khóa bạn sử dụng trong phần Meta Description không giúp ích gì trong bảng xếp hạng tìm kiếm, nó vẫn có thể giúp thu hút sự chú ý của người tìm kiếm. Khi ai đó tìm kiếm một từ khóa hoặc cụm từ cụ thể, nó sẽ được in đậm trong kết quả tìm kiếm. Vì vậy, nếu bạn đang nhắm mục tiêu từ khóa đó, bạn sẽ muốn nó nổi bật. Ví dụ khi bạn gõ tìm kiếm “công cụ tìm kiếm”, kết quả hiện ra sẽ như thế này:
Những cụm từ “công cụ tìm kiếm” đều được in đậm, đó là lý do tại sao cụm từ khóa hàng đầu của bạn nên có trong tiêu đề SEO và Meta Description của bạn! Vì vậy, hãy chắc chắn Meta Description của bạn sử dụng các từ khóa bạn đang nhắm mục tiêu và được viết theo cách kích thích người tìm kiếm nhấp vào kết quả đó.
- Lý do 2: Những mạng xã hội hàng đầu đều sử dụng nó
Bất cứ khi nào bạn chia sẻ một trang trên các mạng xã hội như Facebook, Google+ hoặc LinkedIn, mỗi trang web sẽ lấy Meta Description, câu đầu tiên hoặc hai câu đầu của bài đăng làm mô tả để hiển thị trong phần chia sẻ. Meta Description thường sẽ được hiển thị toàn bộ, trong khi câu đầu tiên hoặc hai cầu đầu tiên trong bài đăng của bạn sẽ bị cắt bỏ bằng dấu chấm lửng […]. Mặc dù bạn có thể chỉnh sửa mô tả cho Facebook và LinkedIn, nhưng không phải ai chia sẻ trang của bạn cũng sẽ làm như vậy.
Trái lại, Google+ sẽ chỉ cho phép bạn xóa mô tả.
Điều này có nghĩa nếu một hoặc hai câu đầu tiên của bạn trên trang không mô tả tốt, những người nhìn thấy chia sẻ có thể bỏ lỡ bài viết của bạn. Do đó, nếu bạn muốn chia sẻ trang của bạn để nhận được nhiều nhấp chuột nhất trên phương tiện truyền thông xã hội, hãy xem xét việc tạo một Meta Description mạnh mẽ để kích thích người đọc nhấp chuột, giống như cách bạn làm trên các công cụ tìm kiếm.
- Lý do 3: Mạng đánh dấu trang xã hội sử dụng nó
Nhiều mạng đánh dấu trang xã hội cũng sẽ sử dụng Meta Description làm mô tả trang trên mạng của họ.
Một vài ví dụ về các mạng có chứa các Meta Description là: Digg, BizSugar,…. Bất kỳ mạng đánh dấu/ bỏ phiếu xã hội nào được xây dựng trên hệ thống Pligg CMS cũng sẽ sử dụng Meta Description trước tiên. Trong khi bạn có thể chỉnh sửa các mô tả trên các mạng này, bạn không thể biết chắc rằng những người đăng ký trang của bạn sẽ sửa hay không.
Cách thêm Meta Description trên trang của bạn
Nếu bạn đang sử dụng WordPress trên một tên miền bạn sở hữu thì Meta Description có thể dễ dàng được thêm vào nội dung của bạn bằng các plugin đơn giản (và miễn phí), chẳng hạn như plugin SEO All in One hoặc “Rank Math”. Chỉ cần cài đặt nó và hộp Chi tiết SEO sẽ hiện ra và yêu cầu bạn điền một tiêu đề SEO tùy chỉnh, Meta Description và thông tin khác. Các chi tiết SEO trên trang chủ của bạn có thể được thêm vào trong phần cài đặt chính của plugin. Các chủ đề và nền tảng khác có thể có các tùy chọn SEO được tích hợp – nếu không, hãy thực hiện tìm kiếm trang web và plugin SEO của bạn, thêm mô tả hoặc mở rộng.
Mẹo để cải thiện kết quả nhấp qua kết quả của công cụ tìm kiếm
Một giá trị thường bị bỏ qua của các Meta Description là thực tế là bạn có thể tạo các mô tả của mình thành lời kêu gọi hành động. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể sử dụng khi viết Meta Description của mình:
- Ngôn ngữ thể hiện sức mạnh: Làm thế nào cụm từ mô tả của bạn có thể thay đổi kết quả trên công cụ tìm kiếm. Thêm từ mô tả giá trị trong mô tả của bạn. Cung cấp cho người tìm kiếm một động lực để nhấp vào kết quả của bạn.
- Viết lời kêu gọi hành động: Hãy thử thêm các cụm từ như nhấp vào đây, tìm hiểu thêm bằng cách nhấp vào đây và nhấp vào kết quả này. Nội dung của trang web sẽ quyết định từ ngữ bạn chọn như thế nào: Tải về tại đây, Tải về xem video,…
- Kiểm tra: Nếu bạn có một số trang đích có một lượng truy cập tự nhiên không phải trả phí, hãy thử nghiệm các Meta Description khác nhau để xem biến thể nào có thể tăng số lần người dùng truy cập trang web của bạn. Hãy thử độ dài mô tả khác nhau, cách mô tả và định vị từ khóa của bạn.
Cuối cùng, nếu có thể, bạn cần tránh các Meta Description trùng lặp. Nếu bạn không chắc chắn đây có phải là sự cố trên trang web của mình không, hãy thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Truy cập Ubersuggest, Nhập tên miền của bạn và nhấp vào Tìm kiếm
Bước 2: Nhấp vào Kiểm tra trang web trong Thanh bên trái
Bước 3: Kéo xuống mục Top SEO Issues và ấn vào Click See All Issues
Bước 4: Tìm kiếm “duplicate meta descriptions” (control+F)
Nếu bạn tìm thấy bất kỳ cụm từ nào, hãy bấm vào dòng đó. Đối với ví dụ trên, bấm vào dòng chữ “6 pages with duplicate meta descriptions.”
Sau đó, bạn đã đưa ra một danh sách tất cả các trang có Meta Description trùng lặp:
Bạn đang sử dụng Meta Description trên trang web của bạn? Bạn có bất kỳ mẹo và công cụ bổ sung nào có thể giúp việc thêm Meta Description vào trang web của họ dễ dàng và thuận lợi hơn? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận nhé!
Xem thêm: