

Marketing là gì? Phải học những gì và công việc làm hàng ngày
Ngày nay, các ngành nghề kinh doanh nở rộ với sự ra đời của hàng loạt thương hiệu nổi bật. Để tạo được điểm nhấn trong thị trường sôi động này, các doanh nghiệp luôn đặt ưu tiên đầu tư cho hoạt động Marketing để tạo sự cạnh tranh. Vì vậy, ngành Marketing đang dần trở thành lĩnh vực được rất nhiều yêu thích và theo đuổi. Tuy nhiên, để thành công với ngành nghề này, bạn cần trang bị những kiến thức nền tảng như hiểu được Marketing là gì, học Marketing sẽ được học những gì, và công việc Marketing sẽ phải làm những gì. Hãy cùng bài viết này khám phá những câu hỏi trên để có cái nhìn tổng quát nhất về ngành Marketing nhé.
Marketing là gì?
Nói đến Marketing, rất nhiều người liên tưởng đến công việc mang từng sản phẩm đi rao bán, tư vấn cho người mua, quảng bá hình ảnh sản phẩm hoặc tổ chức các chương trình khuyến mại để bán hàng cho các công ty. Tuy nhiên, đây là cách hiểu chưa thực sự đầy đủ và chính xác.
Thực chất, marketing là một quá trình nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị của doanh nghiệp đến với khách hàng, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Vai trò của marketing chính là trở thành cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.
Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví như “nghệ thuật bán hàng”. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là yếu tố bán sản phẩm không được coi là quan trọng nhất trong hoạt động marketing. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng mục đích của marketing là làm sao để hiểu được đúng nhu cầu của khách hàng để sản phẩm, dịch vụ là lựa chọn phù hợp nhất với người đó, từ đó chính nó sẽ tự bán được nó. Lý tưởng nhất marketing nên tạo ra kết quả là sự sẵn sàng mua sắm của khách hàng.
Nếu xem xét theo cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc “market” có nghĩa là “cái chợ” hay “thị trường” và hậu tố “ing” diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường.
Market, hiểu theo nghĩa hẹp là chợ, hay là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, là địa điểm để trao đổi hàng hóa, thường là hàng tiêu dùng thông thường.
Marketing hiểu theo nghĩa rộng là thị trường, là nơi thực hiện chức năng của khâu lưu thông hàng hóa trong quá trình tái sản xuất, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nói chung. Hậu tố “ing” vốn dùng để chỉ các sự vật đang hoạt động tiếp diễn, có thể hiểu theo hai ý nghĩa chính:
- Nội dung cụ thể đang vận động của thị trường
- Quá trình vận động trên thị trường đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục.
Tại sao marketing diễn ra liên tục, nó có điểm bắt đầu vì xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường, hiểu rõ nhu cầu khách hàng để doanh nghiệp đưa ra các hành động tiếp theo. Nó không có điểm kết thúc vì marketing không dừng lại sau khi bán được hàng mà nó còn tiếp tục gợi mở, phát triển để thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn.
Marketing phải học những gì?
Học Marketing bạn sẽ được đào tạo hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, từ nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm đến quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…
Các môn học chuyên ngành Marketing cũng vô cùng đa dạng, bạn có thể lựa chọn các chuyên ngành như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…
Sau quá trình đào tạo, bạn có thể nắm được rất nhiều kiến thức, từ khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng, biết cách lập chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả; nhạy bén hành động trước những cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…
Công việc Marketing phải làm mỗi ngày
1. Đề ra kế hoạch cụ thể
Công việc quan trọng đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ chiến lược marketing nào là đề ra kế hoạch cụ thể. Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ không thể định hình được các hoạt động marketing nào cần thực hiện và hoạt động nào không cần thiết. Khi bạn nắm rõ tất cả các công việc marketing, bạn sẽ lên được kế hoạch rõ ràng, từ đó giúp bạn dễ thành công hơn.
2. Học hỏi từ đối thủ trong ngành marketing
Để làm marketing hiện đại ngày nay, bạn không thể làm một cách thụ động mà Chớ nên làm tiếp thị một cách thụ động. Đổi lại, trong ngành marketing hiện đại, bạn hãy tập học hỏi phải chủ động học hỏi từ chính đối thủ của mình, xác định họ là ai, họ đang có những chiến lược marketing nào.
Càng hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của mình, hiểu họ sắp xếp tổ chức sự kiện theo hướng nào, điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì, bạn càng dễ dàng đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả.
3. Xác định đúng đối tượng khách hàng
Đây là một công việc không thể thiếu, tuy nhiên, nhiều người làm marketing vẫn chưa thể nhắm đúng đối tượng khách hàng mình tìm kiếm. Đây là một công việc vô cùng quan trọng.
Để làm được điều này, bạn cần thiết kế ra một chân dung khách hàng tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ của bạn (bạn có thể tham khảo mô hình 7P hoặc 4P trong Marketing). Chân dung khách hàng tiềm năng này sẽ cho bạn biết cách thức, thời điểm và nơi bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình.
4. Viết content
Viết content là một kỹ năng rất quen thuộc trong marketing. Vậy nhiệm vụ viết content của marketer là gì? Vậy viết content là viết những gì? Cụ thể, là bạn cần biết cách viết blog, ebooks, pdf, memes, infographics, webinars, slide decks,… và nhiều thứ khác nữa. Có rất nhiều loại content mà marketer có thể áp dụng, vì vậy bạn nên hiểu rõ từng loại để tránh bối rối.
Những marketer chuyên nghiệp có thể tạo nên những bài content có tính viral cho doanh nghiệp. Thông qua content marketing, khách hàng tiềm năng có thể hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ của bạn, đồng thời tạo niềm tin nơi khách hàng.
5. Giáo dục và duy trì quan hệ với khách hàng
Ngay khi khách hàng tìm đến thương hiệu của bạn trên internet, bạn nên gây dựng và duy trì mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng đó. Đây chính là công việc mà bất kỳ marketer nào cũng cần làm.
Marketer có thể duy trì và nuôi dưỡng các mối quan hệ với khách hàng bằng rất nhiều cách. Họ có thể sử dụng công cụ email automated để gửi email hàng loạt cho danh sách các khách hàng tiềm năng với các bài content có thể quan tâm nhằm xác định rõ ràng sở thích khách hàng.
Bạn cũng có thể sử dụng hình thức riêng tư hơn thông qua email cá nhân hoặc theo dõi tỷ lệ chuyển đổi trên website cá nhân của mình để có nhiều thông tin hơn. Mạng xã hội cũng là một hình thức giáo dục hữu ích. Marketer có thể tìm ra đối tượng khách hàng trên các trang mạng xã hội, đồng thời tiến hành tương tác trực tiếp với họ.
6. Lắng nghe ý kiến cộng đồng
Lắng nghe ý kiến của mọi người về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn là một hoạt động rất quan trọng. Bạn nên có thái độ cởi mở đón nhận các phản hồi để nâng cao chất lượng và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình. Ngược lại, nếu không lắng nghe phản hồi, bạn sẽ vô tình đánh mất đi nhiều cơ hội quý giá.
Bạn có thể nhận được phản hồi của khách hàng từ rất nhiều nền tảng như Youtube, Facebook, website,… do đó hãy thường xuyên chú ý phát triển các nền tảng này để tiếp nhận kịp thời các phản hồi từ khách hàng. Tuy việc duy trì mối quan hệ với người dùng trên mạng xã hội xem chừng mất thời gian nhưng nó thực sự quan trọng cho việc phát triển thương hiệu của bạn.
7. Phân khúc khách hàng hiệu quả
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, bạn sẽ có những phân đoạn khách hàng nhất định. Một marketer chuyên nghiệp luôn biết cách đặt vấn đề để phân loại các phân khúc khách hàng phù hợp.
Bạn cần xác định được đặc điểm, tính năng và công dụng trong sản phẩm, dịch vụ của mình và xác định nhu cầu của từng tập đối tượng khách hàng. Từ đó xếp họ vào những nhóm phù hợp. Vai trò của marketing thực sự quan trọng trong việc đưa ra câu trả lời cụ thể, chi tiết cho mỗi người.
8. Thử nghiệm
Thử nghiệm được nhiều người coi là hoạt động thú vị nhất của quá trình marketing. Sau khi đã phân khúc được khách hàng, hãy lần lượt thử nghiệm các phân đoạn trong chiến dịch marketing giúp bạn nhận biết phần nào đem lại hiệu quả, phần nào không.
Có rất nhiều cách để bạn thử nghiệm mức độ hiệu quả của một chiến lược marketing. Bạn có thể làm một số thử nghiệm nho nhỏ bằng cách thay đổi màu sắc của CTA nhiều vị trí khác nhau, hoặc là bạn kiểm tra cả 2 phiên bản của cùng một landing page,…
9. Đo lường và phân tích
Để tìm được thử nghiệm hiệu quả nhất, bạn cần có hoạt động đo lường và phân tích. Vai trò của nhân viên marketing là phải thường xuyên theo dõi số lượng thay đổi từng ngày và đo lường chúng một cách chuẩn xác.
Có những chỉ số mà một người làm marketing cần chú ý như số lượng bài đăng, tỷ lệ tương tác, tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp CTA,…Sau khi đã đo lường xong, bạn cần phân tích tại sao bạn có thể đạt được hoặc tại sao chưa đạt được mục tiêu đề ra, nguyên nhân do đâu. Đặt càng nhiều câu hỏi “tại sao” càng tốt. Từ đó duy trì những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế.
10. Sáng tạo
Yêu cầu hàng đầu với marketer là sáng tạo nhưng bạn nên lưu ý tốt nhất không dùng sáng tạo trong cạnh tranh mà dùng nó để khám phá nhiều điều mới mẻ rồi thực hành chúng cách thiết thực.
Thế giới marketing rất đa dạng, do đó các bạn hãy cứ thoải mái sáng tạo và thỏa sức thể hiện tài năng của mình nhé.