

Affiliate marketing là gì? 7 bước để bắt đầu kiếm tiền với Affiliate
Affiliate Marketing đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu. Nó được biết đến lần đầu tiên vào những năm 90 của thế kỉ trước, khi Cdnow.com, một website âm nhạc tại Anh đưa ra ý tưởng mới về chương trình Buywebprogram, cho phép các Website khác được đặt đường link đến trang web Cdnow.com. Và khi có người mua album trên website đó thì chủ website sẽ được chia sẻ một phần lợi nhuận.
Ngày nay, Affiliate marketing đang trở nên rất phổ biến và trở thành công cụ không thể thiếu đối với thị trường Digital marketing. Trên thế giới hình thức này đã phát triển rầm rộ và chính thức thâm nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. Nền công nghiệp tỉ đô này đến nay vẫn chứng minh được tiềm năng phát triển và có thể dẫn đầu các xu hướng kinh doanh online tại Việt Nam trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử và các khóa học trực tuyến đang bùng nổ không ngừng. Vậy Affiliate marketing là gì? Các bước để kiếm tiền online với Affiliate marketing là gì? Hãy cùng nhau khám phá trong bài viết này nhé
Affiliate marketing là gì?
Affiliate Marketing là một hình thức kinh doanh online gần giống với mô hình cộng tác viên. Với hình thức này, bạn sẽ quảng bá sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp và khi có người mua hàng thông qua link tiếp thị của bạn, bạn sẽ nhận được hoa hồng.
Tham gia vào Affiliate marketing, bạn đóng vai trò như người bán hàng cho công ty. Bạn giúp công ty tạo ra doanh số và công ty sẽ trả hoa hồng cho bạn.
Một ưu điểm của mô hình này chính là khả năng mở rộng thị trường không giới hạn. Với một người bán hàng thông thường, bạn chỉ có thể bán sản phẩm của một công ty. Nhưng với Affiliate marketing, bạn có thể bán bất kì sản phẩm nào bạn thích từ rất nhiều các công ty khác nhau và được nhận hoa hồng từ họ.
Mô hình Affiliate marketing bao gồm 4 thành phần:
- Nhà cung cấp sản phẩm (Advertiser): Chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp sản phẩm. Họ có thể là các công ty lớn bán các sản phẩm vật lí hoặc các cá nhân bán các khóa học online hoặc ebook.
- Affiliate Network: Đóng vai trò trung gian kết nối giữa nhà cung cấp sản phẩm và những người làm tiếp thị liên kết. Affiliate Network sẽ đứng ra bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên và xử lí khi có tranh chấp phát sinh.
- Publisher: Là những người quảng bá sản phẩm cho nhà cung cấp và khi có người mua hàng thông qua link tiếp thị của họ thì họ sẽ nhận được hoa hồng chia sẻ.
- Khách hàng: Là những người mua sản phẩm được quảng bá bởi các Publisher.
Nếu cảm thấy khó hiểu, hãy cùng nhìn vào ví dụ về Affiliate marketing dưới đây:
Một người làm tiếp thị liên kết đăng một bài đăng blog trên trang web của họ. Bài đăng có nội dung đánh giá về một đôi giày thể thao. Ở dưới cùng của bài đăng có một liên kết dẫn đến trang bán sản phẩm giày thể thao của nhà sản xuất. Một người đọc bài đăng trên blog của bạn bị thu hút và nhấp vào liên kết đó. Sau khi vào trang web giày thể thao của nhà sản xuất, người tiêu dùng quyết định mua giày thể thao. Nhà sản xuất sẽ chia sẻ một phần lợi nhuận từ việc bán đôi giày đó cho người có bài blog review về đôi giày.
Làm thế nào để tiếp thị liên kết hoạt động?
Các trung gian Affiliate Network sẽ cung cấp cho mỗi cá nhân làm tiếp thị liên kết (Publisher) một đường link tiếp thị để có thể theo dõi khách hàng đã mua từ link của Publisher nào. Liên kết thường sẽ trông giống như thế này:


Link Affiliate
Khi ai đó nhấp vào liên kết đó, một tệp nhỏ gọi là cookie sẽ được lưu trữ trên thiết bị của họ. Dưới đây là một ví dụ về cách thức hoạt động của cookie.
Dưới đây là 1 ví dụ về cách thức hoạt động này:
Có một khách hàng đọc được bài viết của bạn về những chiếc đồng hồ tốt nhất, họ nhấp vào liên kết và được dẫn đến sản phẩm được bán trên trang web của Amazon. Nhưng họ chợt nhớ ra rằng họ phải đón con gái đi học. Vì vậy, họ đã rời khỏi nhà, và khi trở về nhà, họ lên Amazon để tìm lại sản phẩm đó một lần nữa. Kết quả là họ không chỉ mua chiếc đồng hồ đó mà còn mua thêm cả một chiếc mũ lưỡi trai nữa. Trước đó, họ đã nhấp vào liên kết của bạn và cookie được lưu trữ trên thiết bị của họ. Bởi vì Amazon có thời lượng cookie 24 giờ nên bạn sẽ nhận được hoa hồng cho chiếc đồng hồ và cả chiếc mũ lưỡi trai mặc dù bạn không hề quảng bá cho sản phẩm mũ lưỡi trai.
Có thể kiếm bao nhiêu tiền từ việc làm Affiliate marketing
Câu trả lời đơn giản là không có giới hạn. Nó phụ thuộc vào ngách sản phẩm và thời gian mà bạn đầu tư vào công việc.
Thu nhập của các nhà tiếp thị liên kết là một con số thực sự có thể khiến bạn bất ngờ.
Đây là thu nhập của một Publisher tại AdFlex có thể lên tới hơn 90 triệu trong vòng 5 ngày.


Thu nhập khủng của một Publisher tại AdFlex
Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới làm Affiliate, mức thu nhập của bạn thậm chí có thể trông sẽ như thế này:


Những thu nhập của 1 Publisher
Khi bạn chưa có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, có thể mức thu nhập như vậy có thể khiến bạn nản chí. Hãy nhìn vào sự thành công của các cá nhân khác bạn sẽ thấy rằng với sự chăm chỉ, kiến thức tích lũy theo thời gian bạn cũng có thể đạt được sự thành công đó. Vì vậy, đừng bao giờ nản lòng, thành công thực sự rất ngọt ngào khi bạn chăm chỉ và tích cực học hỏi.
Ưu, nhược điểm của việc làm Affiliate Marketing
– Ưu điểm:
- Chi phí để bắt đầu thấp
- Bạn không cần phải có một sản phẩm hoặc giao dịch với dịch vụ vận chuyển và chăm sóc khách hàng
- Làm việc ở mọi nơi mọi lúc
- Bạn có thể kiếm tiền trong khi bạn ngủ
- Bạn không cần phải là một chuyên gia
– Nhược điểm
- Không dễ để kiếm tiền ngay lập tức, bạn sẽ phải mất khoảng thời gian đầu để tìm hiểu và tích lũy kiến thức
- Cạnh tranh cao
- Bạn không được sở hữu thông tin khách hàng
7 bước để bắt đầu với tiếp thị liên kết
Bước 1: Lựa chọn kênh để làm tiếp thị liên kết
Bạn có thể lựa chọn bất kì nền tảng nào để làm tiếp thị liên kết. Ở Việt Nam các kênh phổ biến để quảng bá sản phẩm hiệu quả đó là Facebook, Google, Youtube, Blog, hoặc Instagram,…
Bắt đầu với việc viết Blog có thể dễ dàng với chi phí rẻ hơn. Khi trang web của bạn hoạt động, hãy tối ưu hóa nó cho các công cụ tìm kiếm để có cơ hội xếp hạng tốt hơn. Từ đó, bạn có thể tùy ý thêm các liên kết liên kết trong bài viết của mình.
Đây là ví dụ về một blogger chuyên review về các loại mỹ phẩm. Trong bài đánh giá về son MAC họ đã khéo léo đặt link tiếp thị liên kết của họ để dẫn đến trang bán hàng của Lazada.


Bài viết review mỹ phẩm rồi đặt link Affiliate
Một kênh tiềm năng khác là YouTube. Tạo và tải nội dung lên YouTube là miễn phí, điều này lý tưởng cho nhiều người. Tối ưu hóa SEO cho video của bạn và khéo léo đặt các link tiếp thị trong mô tả của bạn.
Đây là một ví dụ về một video Youtube review về son MAC và trong phần mô tả họ đã khéo léo đặt link tiếp thị mua hàng tại Shopee và Lazada.


Có thể đặt link Affiliate ngay trong mô tả video của bạn
Tham khảo: Cách đăng ký Affiliate marketing kiếm tiền với AdFlex
Bước 2: Chọn ngách thị trường thích hợp với bạn
Để tối đa hóa khả năng thành công của bạn, thay vì lựa chọn thị trường rộng hãy tập trung vào ngách sản phẩm cụ thể mà bạn yêu thích hoặc hiểu biết. Tại Việt Nam bạn có thể lựa chọn rất nhiều lĩnh vực sản phẩm, đó có thể là các sản phẩm vật lí như đồ gia dụng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, hoặc các sản phẩm số online như các khóa học Tiếng Anh,…Đã có rất nhiều trang web bị chết do nội dung thiếu tính nhất quán. Vì vậy, bạn nên tập trung vào thị trường bạn yêu thích, bạn sẽ có nhiều kiến thức giúp phong phú hơn các nội dung trên website của bạn.
Nếu bạn không là chuyên gia trong lĩnh vực này, thì cũng đừng lo lắng, sẽ không thiếu tài liệu để bạn có thể tham khảo. Sau đó có bạn có thể tạo ra những nội dung thu hút dựa trên những gì bạn đã có được từ tài liệu đó.
Còn nếu bạn thuê người viết nội dung, thì tốt nhất nên chọn cá nhân/ đơn vị dày dạn kinh nghiệm, uy tín. Điều này sẽ giúp bạn có nội dung chất lượng cao hơn, có thể dẫn đến lượng truy cập nhiều hơn và bạn có thể bán hàng qua tiếp thị liên kết nhiều hơn.
Bước 3: Lựa chọn chương trình tiếp thị liên kết thích hợp để tham gia
Có 3 kiểu chương trình tiếp thị liên kết để bạn có thể lựa chọn:
A. Chương trình có hoa hồng cao, lượng khách hàng thấp
Những chương trình này thường có các sản phẩm thuộc thị trường ngách có giá bán cao. Các thị trường ngách thường có lượng khách hàng không cao nhưng mang lợi lợi nhuận khá lớn nên hoa hồng chia sẻ của các sản phẩm thuộc thị trường ngách cũng khá cao.
Ví dụ như hình dưới đây là chương trình tiếp thị liên kết của AdFlex với các sản phẩm thuộc thị trường ngách như sản phẩm tăng cường sinh lí, hỗ trợ giảm cân, thực phẩm chức năng,…có hoa hồng chia sẻ rất cao, thường từ 200-500k/đơn hàng.


Một số sản phẩm có hoa hồng cao
B. Chương trình có hoa hồng chia sẻ thấp, lượng khách hàng cao
Đây là những chương trình có các sản phẩm có giá bán thấp hoặc trung bình nhưng lượng khách hàng phổ thông nên có thể bán với số lượng rất lớn.
Các sản phẩm trong chương trình này thường là các nhu yếu phẩm, các đồ gia dụng nên có thể thu hút số lượng khách hàng lớn. Ví dụ như chương trình tiếp thị liên kết của Amazon, Shopee, Lazada,…Một ưu điểm của chương trình này là bạn thường được trả hoa hồng không chỉ cho riêng sản phẩm bạn quảng bá mà trên tổng cả giá trị đơn hàng mà khách đặt hàng.


Một số sản phẩm hoa hồng thấp nhưng lượng khách hàng cao
C. Chương trình tiếp thị liên kết có hoa hồng chia sẻ cao, số lượng khách hàng lớn
Đây là chương trình tiếp thị dành cho các sản phẩm có sức thu hút lớn và hoa hồng cao. Một ví dụ điển hình cho loại sản phẩm này là thẻ tín dụng. Đây là sản phẩm mà có số lượng người dùng cao.
Nhược điểm của chương trình này là yêu cầu những người tham gia tiếp thị liên kết phải có chuyên môn cao và nguồn vốn lớn.
Làm thế nào để quyết định tham gia chương trình liên kết nào?
Câu trả lời phụ thuộc vào thị trường bạn chọn và trình độ chuyên môn của bạn. Nếu bạn quan tâm đến số lượng khách hàng bạn nên chọn mô hình thứ hai, hoa hồng thấp và số lượng khách hàng lớn. Nếu bạn quan tâm đến hoa hồng cao thì bạn nên chọn mô hình thứ nhất, thị trường kén người mua nhưng hoa hồng chia sẻ rất cao.
Bước 4: Tạo nội dung chất lượng
Nếu bạn muốn trang web tiếp thị của mình thành công, bạn cần sáng tạo nội dung thu hút và có thể đính kèm các đường link tiếp thị của bạn một cách tự nhiên nhất.
Ví dụ bạn có thể đặt ra một cuộc khảo sát rằng Sản phẩm nào có giá 2 triệu hoặc thấp hơn có tác động tích cực nhất đến cuộc sống của bạn trong sáu tháng gần đây.
Sau đó, bạn có thể công khai kết quả cuộc khảo sát trên website và có thể khéo léo đưa link tiếp thị vào tên sản phẩm.
Bạn có thể tạo nội dung bằng cách review sản phẩm. Nếu có thể, cách tốt nhất là bạn nên mua sản phẩm thật để trải nghiệm và đánh giá về nó. Nếu không, bạn có thể bắt đầu với các sản phẩm có sẵn trong nhà của mình.
Bước 5: Điều hướng người xem đến trang web liên kết của bạn
Sau khi tạo xong nội dung cho website của bạn, việc tiếp theo bạn cần làm là thu hút càng nhiều người tiếp cận website của bạn càng tốt. Có 3 cách giúp bạn làm được điều đó:
1. Tạo lượng truy cập mất phí
Đây là hình thức bạn phải trả phí để tạo lượng truy cập cho website của bạn. Bạn có thể sử dụng quảng cáo PPC (Pay-Per-Click).
Ưu điểm của lưu lượng truy cập phải trả tiền là thời điểm bạn bắt đầu trả tiền, bạn có được lưu lượng truy cập.
Tuy nhiên, có một số nhược điểm:
Đầu tiên, chạy quảng cáo sẽ lấy đi một phần lợi nhuận của bạn. Đối với các nhà quảng cáo, việc phải mất tiền trước khi kiếm được tiền là chuyện rất bình thường.
Thứ hai, một khi bạn ngừng trả tiền cho quảng cáo, lưu lượng truy cập của bạn sẽ dừng lại.
Nói chung, quảng cáo là một chiến lược tuyệt vời nếu bạn đang tham gia chương trình liên kết được trả hoa hồng cao.
Nhưng nếu bạn hoàn toàn mới đối với tiếp thị có trả tiền và không có ngân sách tiếp thị (hoặc đang làm việc với các chương trình hoa hồng thấp hơn như Amazon Associates), thì đó có thể không phải là một ý tưởng tuyệt vời.
2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là thực hành tối ưu hóa các trang để xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm như Google.
Miễn là bạn có thể xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm cho các từ khóa mục tiêu của mình, website của bạn có thể thu hút lượng truy cập cao và thụ động.
Ở cấp độ cơ bản nhất, SEO là:
- Hiểu những gì khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm;
- Tạo nội dung xung quanh các chủ đề đó (bài đăng trên blog, trang sản phẩm, v.v.);
- Quan tâm đến việc người dùng sử dụng phương tiện gì để đẩy các trang này lên cao hơn trong các công cụ tìm kiếm (bao gồm xây dựng liên kết).
3. Tạo danh sách email
Danh sách email cho phép bạn liên lạc với độc giả của bạn bất cứ lúc nào.
Bạn có thể gửi Email marketing đến các độc giả tiềm năng của mình để thu hút họ quay lại trang web khi bạn có bài đăng mới. Điều này có thể tăng lượng nhấp vào liên kết tiếp thị của bạn.
Bước 6: Ghi nhận các lượt nhấp chuột vào link tiếp thị của bạn
Nếu chỉ có nội dung chất lượng là chưa đủ để thu hút mọi người nhấp vào liên kết của bạn. Có một vài điều bạn cần xem xét:
1. Vị trí đặt liên kết
Nếu tất cả các liên kết liên kết của bạn ở dưới cùng của trang nơi mọi người hiếm khi kéo xuống, số lượng nhấp chuột sẽ rất ít.
Mặt khác, nếu đặt liên kết trong phần giới thiệu của bạn sẽ khiến nội dung của bạn sẽ trông có vẻ spam.
Bạn cần cân bằng vị trí liên kết với các yếu tố khác bên dưới.
2. Bối cảnh
Nếu bạn muốn viết một bài đánh giá về những thỏi son chất lượng có giá dưới 300k, lời giới thiệu của bạn không nên viết như thế này: “Hôm nay mình sẽ đánh giá về thỏi son chất lượng nhất” vì như vậy có thể khiến nội dung của bạn giống như spam.
Thay vào đó, bạn nên viết rằng:
“ Hôm nay, mình sẽ đánh giá về 3 thỏi son khác nhau mà bạn có thể mua trên Lazada với giá dưới 300k . Đó là, tên sản phẩm 1, tên sản phẩm 2 và tên sản phẩm 3”
Bước 7: Chuyển đổi những người nhấp vào liên kết thành khách hàng
Trong tiếp thị liên kết, 2 chuyển đổi cần diễn ra để bạn kiếm tiền.
1. Chuyển đổi đầu tiên là nhấp vào trang sản phẩm
Bạn nên sử dụng các chiến thuật ở trên để tăng thu hút người dùng nhấp chuột vào link sản phẩm.
2. Chuyển đổi thứ hai là khách truy cập mua sản phẩm
Trong trường hợp tiếp thị liên kết, bạn khó có thể kiểm soát tỉ lệ mua hàng của khách hàng. Do đó, bạn cần tìm kiếm các Affiliate Network uy tín với các chương trình tiếp thị liên kết chất lượng.
Dưới đây là một vài cách để tìm thấy chúng:
- Báo cáo thu nhập công khai
Nếu mọi người kiếm được khá nhiều tiền từ một chương trình liên kết, thì có khả năng sản phẩm đó chuyển đổi tốt.
Làm thế nào để bạn biết rằng có nhiều người kiếm được tiền?
Nhìn vào các báo cáo thu nhập công khai, nơi các blogger công khai tiết lộ số tiền họ kiếm được từ các giao dịch liên kết của họ.
Bạn có thể tìm thấy các báo cáo này trên Google.
Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm báo cáo thu nhập từ tiếp thị liên kết của Amazon, bạn sẽ thấy một vài bài đăng trên blog cho thấy các blogger đã kiếm tiền từ các chi nhánh của Amazon như thế nào.
- Đặt câu hỏi
Nếu không có nhiều thông tin có sẵn về chương trình tiếp thị bạn muốn tham gia, hãy liên hệ với chương trình thông qua hotline, website, fanpage của họ để đặt các câu hỏi thắc mắc của bạn, ví dụ như tỉ lệ chuyển đổi trung bình, thu nhập hàng tháng của những top Publisher.
- Sử dụng trực giác của bạn
Đôi khi trực giác của bạn có thể giúp bạn đưa ra câu trả lời đúng nhất. Nếu như bạn cảm thấy chương trình tiếp thị liên kết này có những sản phẩm mà chính bản thân bạn cũng không bao giờ muốn giới thiệu cho bạn bè và người thân của mình thì đừng nên tham gia.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức cơ bản, nếu áp dụng chúng bạn có thể tự đi những bước đầu tiên trong việc kiếm tiền online với Affiliate marketing.
Thu nhập, hay cuộc sống của bạn không thể thay đổi chỉ qua 1 đêm bằng Affiliate marketing. Tiếp thị liên kết cần có thời gian.
Hãy cùng đặt câu hỏi, ý kiến của mình về Affiliate marketing để cùng bình luận dưới đây nhé!
Chia sẻ rất hay, hữu ích và vô cùng giá trị ạ.
Thực sự cảm ơn Admin nhiều ạ!!
Mình cũng muốn tham gia chương trình affiliate, nhưng web mình traffic chỉ rơi vào hơn 100/ngày thì đã đủ điều kiệm than gia chưa admin nhỉ